TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

DỊCH VỤ TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH –  CHỈ 1.500.000đ

Chỉ 5-7 ngày, SG LAW sẽ hoàn thành thủ tục xin tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp nói chung hay hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần/công ty TNHH nói riêng.

Liên hệ SG LAW ngay để sớm hoàn tất thủ tục tạm dừng kinh doanh.

Vì lý do nào đó, doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh thì cần nắm rõ các quy định chung sau:

Chính vì quy định phải nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh trước 15 ngày, nên để tránh trường hợp thủ tục phức tạp, kéo dài thời gian hoàn thành, ảnh hưởng đến ngày doanh nghiệp muốn ngừng hoạt động. Hãy tham khảo dịch vụ tại SG LAW.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh sẽ có khác biệt. Sử dụng dịch vụ tạm dừng kinh doanh tại SG LAW là chọn lựa tối ưu để đơn giản hóa mọi thủ tục. Khi đó, thông tin bạn cần cung cấp chỉ bao gồm:

Các lưu ý khác khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh

1. Miễn lệ phí môn bài

Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nguyên năm dương lịch hoặc nguyên năm tài chính;

Ví dụ: Doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh nguyên năm 2021 – từ 01/01/2021 được miễn lệ phí môn bài nếu nộp hồ sơ trước 3 ngày làm việc, tính đến ngày tạm ngừng kinh doanh.

2. Tờ khai thuế

Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai thuế của quý trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận

Doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo tài chính năm nếu tạm ngừng không nguyên năm dương lịch hay năm tài chính.

4. Các lưu ý khác

Ngoài những lưu ý quan trọng về báo cáo và thuế, doanh nghiệp còn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định sau:

Vẫn phải treo bảng hiệu

Thanh toán các khoản nợ với cơ quan thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Không được ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch mới trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác với khách hàng, đối tác và người lao động (trừ trường hợp có thỏa thuận khác)

Lưu ý: Sau thời hạn tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp có quyết định giải thể dù là giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc thì phải thực hiện thủ tục giải thể công ty theo quy định của pháp luật.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TẠM NGỪNG KINH DOANH

1. Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Thời hạn tối đa doanh nghiệp được tạm ngưng kinh doanh là không được quá 1 năm. Đồng thời, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 2 năm.

2. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh là gì?

Trong thời gian xin tạm dừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản nợ, các hợp đồng dang dở với khách hàng, đối tác và người lao động (nếu không có thỏa thuận nào khác). Đồng thời, doanh nghiệp phải hoàn thành số thuế phải nộp và các nghĩa vụ tài chính khác.

3. Phí làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại SG LAW?

Tổng chi phí trọn gói chỉ 1.500.000đ. SG LAW cam kết hoàn thành nhanh chóng để không ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến thuế. Gọi ngay SG LAW theo số 0981.06.06.06

4. Quá 2 năm tạm ngưng kinh doanh nhưng vẫn muốn tạm ngưng tiếp tục thì làm thế nào?

Theo quy định, tổng thời gian tối đa doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 2 năm. Quá thời hạn trên, nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục tạm ngưng kinh doanh thì phải quay lại hoạt động trong thời gian ngắn, sau đó mới có thể tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

5. Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?

Doanh nghiệp nợ thuế vẫn được làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nhưng phải đảm bảo thanh toán đủ số thuế còn nợ trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. 

6. Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Tùy vào định hướng của mỗi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp vẫn chưa có quyết định về việc giải thể thì có thể thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh trước. 

Lưu ý: Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài nếu tạm ngừng kinh doanh nguyên năm dương lịch/tài chính. Do đó, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ chậm nhất 15 ngày – trước ngày tạm ngừng kinh doanh để đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi trên.

Bài viết liên quan

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x